Thầy Cờ Lốp sẽ rời Liverpool

Vậy là kỷ nguyên Liverpool dưới thời Jurgen Klopp sẽ chấm dứt khi mùa giải 2023-2024 kết thúc.

Thầy ra đi với cái đầu ngẩng cao với vô số những danh hiệu, những vinh quang cho cổ động viên, cho người hâm mộ, cho đội bóng, cho thành phố và cho cả những khán thính giả yêu bóng đá khắp thế giới. Thầy đã vực dậy 1 Liverpool có thể coi là bết bát và mất phương hướng, trở lại hình ảnh của 1 đội bóng mạnh nhất thế giới, 1 thế lực đáng sợ với bất kì đối thủ nào phải đối đầu!

Tất nhiên, Liverpool cũng giúp chiến thuật của thầy cất cánh, và những danh hiệu mà cả đời huấn luyện, chỉ mong chạm đến có 1 lần, nhưng thầy thì coi như đã sưu tập hết. Và hơn cả, thầy có cả tình yêu và sự tin tưởng tuyệt đối của người hâm mộ cũng như các cầu thủ của câu lạc bộ này – suốt hành trình dài 8 năm. Hơn cả quan trọng- đó là sự gần gũi và trọn vẹn, thầy như một người con được cưng hết mực của Liverpool.

Mình may mắn vì mình đã có một thời gian theo dõi “đủ lâu” để biết rằng kỉ nguyên này của Klopp sáng chói như thế nào. Kể từ ngày Gerrad và Torres hút hồn mình để rồi câu lạc bộ loay hoay tìm cho mình 1 vị trí.

Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi quá nhanh – có lẽ chính sự tiến bộ quá khủng khiếp của Jurgen Kloop cũng như Pep Guardiola hay rộng hơn là giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, sự tiến bộ của bóng đá đương đại – là lý do chính yếu!

Chiến thuật, huấn luyện, kỷ luật mọi thứ biển đổi một cách chóng mặt, nhanh từng ngày. Đến mức mình xem chiến thuật thời Coutinho với Suarez, Liverpool vẫn rất mạnh, chiến thuật thời đó vẫn ổn nhưng “không ăn thua” so với bây giờ. Thậm chí, nhiều lúc thầy cũng chới với tìm lời giải (như mùa giải 22-23 hay những mùa đầu). Nhưng cái tài của thầy là thầy giải được và mọi người đều tin thầy giải được!

Và ai cũng cần nghỉ ngơi!

Không quan trọng thầy nói gì đâu. Nhưng thầy già nhiều quá.

Đến tôi còn già. 8 năm trước tôi là ai cơ chứ!? 1 thằng nhóc đã bỏ qua cả người mình thích chỉ vì những lý do không đâu. Để rồi 1 năm sau áo, thằng nhóc đó đã bước đi những bước thế nào? Dù so với giờ, nó chẳng qua là vài bước nhỏ xíu, nhưng thực sự nó là những điều vô cùng to lớn.

Tôi và thầy ngày đó cùng nhìn về 1 hướng thế này này! Cho đến giờ này. Tôi vẫn xem bóng đá của thầy. Và tôi vẫn xem bóng đá của Liverpool, dù có thầy hay không. Mong thầy cũng sẽ xem và cổ vũ đội bóng của chúng ta.

Chào tạm biệt thầy! Jurgen Kloop!

Với vòng tay kính nể và yêu thương #YWNA

Sự ra đi của thầy Jurgen Klopp.
Thầy với Firmino. Fir cũng trẻ ghê gớm! Một bức ảnh vô cùng đáng yêu

Bàn về đọc sách (theo cách của mình)

Mình đọc sách không thường xuyên. Vì có lúc mình muốn tặng 1 cuốn sách cho người ta, mà không mua được ngay sách mới, nên đành tặng sách của mình. Vậy nên từ đó tâm lý mình cũng không ngại khi đọc sách cũ.

Vậy nên mình sẽ cố gắng giữ cho cuốn sách đẹp nhất có thể. Như kiểu là nó sẵn sàng ra đi tìm chủ mới vậy.

On the Edge of Their Seats 2020 – Jojo Hideo – phim Nhật

Câu truyện bên cạnh những ghế ngồi cổ vũ.

Phải nói là bộ phim này đáng yêu ghê (má, bị nhiễm thói lạm phát đáng yêu của nhóc ở cơ quan, nhưng đáng yêu thật =)) )

Cái bài cứ trố mắt nhìn há hốc mồm nó vừa lộ, vừa buồn cười, dễ thương

Phim kể về câu chuyện…dở hơi rắm rít của lũ trẻ học cấp 3, năm cuối rồi mà chúng nó cứ làm cái gì ế :)) Tự dưng đi cổ vũ bóng chày cho tí có phong trào, dần dần móc nối mấy câu truyện 1000 năm không bao giờ thay đổi: việc học thêm, thứ hạng trên trường lớp, câu lạc bộ, việc thích chung 1 idol nào đó ở trường, 1 ông thầy sinh nhầm thời, 1 ông thầy diễn vai nhiệt tình quá lố…Tất cả đều có ở đây, ở 1 góc nhỏ khán đài. Uh thì câu chuyện ở trên những cái ghế khán đài thì tất nhiên background này chuẩn quá rồi. Ý đó hẳn hoi như kiểu phim “Trường học cười” vậy! (Mình không còn nhớ nội dung, nhưng nhớ cái phim này cả phim trong 1 phòng, cuối phim thì ra được ngoài =)) )

Nhân vật không nhiều nên tác giả và đạo diễn tha hồ kể lể từng tuyến nhân vật, những sợi lên đan vô nhau mình đoán trúng đến 99% tình tiết nhưng mà xem vẫn thấy nhẹ nhàng hài lòng lắm 😀

Sờ poi đoạn này đại ý phim kể về lũ bạn ở trên vì trận bóng mà trở nên hiểu ý nhau, gắn kết hơn, hết mình hơn…để không lãng phí tuổi trẻ. Sau đi làm lại họp nhau, vui cười vì có vẻ “kaka chúng ta đã không lãng phí tuổi trẻ”, nhẹ nhàng dịu dàng thật ó!

Có lẽ mình rất thích bởi năm lớp 12 của mình cũng có 1 thời gian giống thế này á. Tuy lớp không phải kiểu đoàn kết, vẫn chơi chung theo nhóm thôi nhưng năm cuối rồi thì cũng bịn rịn ý, không còn gay gắt và chịu khó “cùng nhau” hơn. Năm đó không hiểu sao lớp mình đăng ký tiết mục nghệ thuật đầu tháng hẳn hoi. Nói về cái chương trình này chút: Các lớp thay phiên nhau tổ chức, 40-50 lớp mà chia ra được 3 năm học nên lớp nào đăng ký là máu lắm rồi. Ấy vậy mà lớp mình lớp 10 1 cái, lớp 12 cũng 1 cái luôn, tranh hết phần của thiên hạ. Khối 12 thì không có lớp nào đăng ký như cái lớp mình, bận học mà hoặc sao sao ý =)) Không rõ có ai giống mình không nhưng mình máu lắm, dở hơi lắm vì mình đã xem My Boss My Hero của Makky đó ạ 😀 Mình nghĩ là chả nhẽ cứ để năm 12 và cả 3 năm cấp 3 trôi qua nhạt nhoà =)) Chứ mình không ngờ những đứa khác cũng rất máu, tập luyện khá ghê và nghiêm túc, hồi bé đúng là chưa nghĩ đến ai, nhưng giờ nghĩ lại thấy hay ghê :D. Kết quả là 2 buổi diễn rất tuyệt vời, cô hiệu phó cười như nắc nẻ, còn mấy đứa còn lại ở trong lớp không tham dự trực tiếp cũng cổ vũ, hoặc biến mất đâu đó một cách dễ thương 😀 (do mình phê lol rồi để ý chi nữa)

Không mò ra bạn này tóc bết, nhưng bạn ý đúng là “con nhà người ta phiên bản Nhật” =)) xinh ẻ =))

Thôi mải trình bày cá nhân ngoài lề quên hết cả câu chữ.

Cách đạo diễn và quay phim khai thác các cảnh cũng rất “thanh xuân”, nắng gì mà trắng dữ, ngồi mãi cổ vũ ầm ầm không thèm đổ mồ hôi (trừ bạn ở trên) Các góc quay cũng lắc nhẹ, đôi lúc kiểu follow up bồng bềnh không chắc chắn như mấy câu truyện tình củm của các bạn trong phim vậy!

Việc lựa chọn không gian cố định là một thách thức với dàn diễn viên có vẻ không phải là sao số này. 😀 nhưng mà ổn nha. Mình thấy đội ngũ sản xuất và diễn viên cũng đã cố gắng trau chuốt hết mức có thể nha!

Hiu hiu sao viết bài này cảm giác mình cứ trẻ trâu thế nào ý, không biết có phải là dấu hiệu tốt hay không khi mình xem đến cuối phim rồi viết bài này luôn cứ tủm tỉm cười.

Đây là một bộ phim đáng xem, đậm chất Nhật. Phim đang chiếu tại liên hoan phim Nhật độc lập 2023 Online nhé, các bạn click vô coi cùng cho vui nha. Mình thì lâu không xem Engsub, Tiếng Anh cà tèng, lại không hiểu gì về bóng chày mà xem phim này vẫn có đủ dễ hiểu và có chút kích thích mình tìm hiểu thêm về bóng chày nên yên tâm xem nha các bạn.

P/s lần thứ n: tầm tháng trước mình đi coi Liên hoan phim quốc tế Pháp Ngữ ở Hà Nội (quá xá liên hoan phim bà con ạ) Có coi phim Thạch Thảo thì phải, tưởng phim ma mà cũng nhẹ nhàng và có nhiều mầu sắc rất trẻ á. Tính viết blog nhưng mà cứ lần khần quên luôn. Tính ra khán giả mình (như mình trước) bớt phán xét điện ảnh Việt cũng có nhiều đất để phát triển và học hỏi hơn đấy!

Đông Tà Tây Độc – Vương Gia Vệ 1994- Xem tại tổ chim

Đông Tà Tây Độc – Vương Gia Vệ 1994 – Ashes of Time

Đông Tà Tây Độc là một phim đem lại cho mình nhiều ấn tượng về cách dựng phim và phần cốt truyện rất thu hút. Bộ phim này có vẻ là một bộ phim được đánh giá rất cao của đạo diễn Vương Gia Vệ. Vậy thì cùng bắt đầu thôi.

Bối cảnh: Mình xem phim này tại Cà phê tổ chim xanh 😀 Và đến cuối cùng mình mới thấy cái ấn tượng quen thuộc của bộ phim này chính ở đạo diễn Vương Gia Vệ. Cách kể truyện tình cảm của ông có gì đó khá là u uất và vòng vo, y hệt bộ phim “A Phi chính truyện”. Những góc quay cũng luôn sẵn sàng kể những câu chuyện từ góc nhìn rất ngỗ nghịch. Mình nhờ ở “A Phi” thì mầu đen là chủ đạo, cũng câu chuyện mấy con người. Thì ở Đông Tà Tây Độc này, mầu chính là mầu vàng, và càng sau thì càng nhạt (ý là nhạt mầu)

Anh kiếm sĩ mù này, nhân vật then chốt trong một bộ phim nhiều nhân vật, tất cả đều trọn ý!

Cốt truyện của phim xoay quanh những nhân vật “có thực” trong tiểu thuyết của Kim Dung (Đông Tà, Tây Độc, Hồng Thất Công). Với kinh phí mà mình được chia sẻ là rất lớn và dàn diễn viên hùng hậu, chắc chắn ý đồ của đạo diễn là có sử dụng các nhân vật cực nổi tiếng này để làm phim, kéo khán giá là có. Tuy nhiên khán thính giả của Kim Dung chắc sẽ thất vọng bởi sự “phóng tác” biến phim kiếm hiệp thành tác phẩm chính kịch có thể coi là tình cảm yêu đương lọ chai này!

Ấy thế mà mình vẫn thấy bộ phim vẫn mang đầy đủ tính chất của các nhân vật cái thế giang hồ: bụi bặm (đầu tiên là thế) có hoặc không có nghĩa khí, toan tính, ân tình giang hồ. Các nhân vật khi kết phim có thể coi là được Vương Gia Vệ phóng lại rất hợp lý để sẵn sàng vào các phần của Kim Dung. Chỉ là thêm 1 chút (nhiều chút) tình mà thôi.

Vương Gia Vệ thêm nhiều mắm muối quá, nên nhào luôn thành nguyên một món khác. Rồi vẫn cố gắng để các nhân vật đi đúng tuyến, giữ tinh thần giang hồ kiếm hiệp, đảm bảo người xem dễ hiểu…bằng cách kể luôn trọn vẹn cho khán giả. Tình tiết mình thắc mắc có vẻ nhiều người cũng nhận ra là đoạn cô gái cữa lừa cầu xin cho Hồng Thất Công và mối quan hệ không rõ ràng giữa chị dâu của Tây Độc với Hoàng Dược Sư, tuy nhiên thực sự ngẫm lại thì việc này cũng không quan trọng và vừa ý rồi. Điều tuyệt vời của đạo diễn chính là tiện tay nặn ra thêm những mấy nhân vật để kéo phim đi liền mạch, hấp dẫn và rất hợp lý: những bóng hồng và cả kiếm sĩ mù.

Mình vẫn tin như Âu Dương Phong nói: “Rượu càng uống thì càng nồng…mà có uống rượu gì cũng không có cách nào quên được tất cả… cách tốt nhất là đừng quên nữa!” Đừng quên nữa! – Tình đấy còn gì nữa.

Đoạn đầu cái lồng chim với cái ao nước này đầu tư cầu kì quá luôn, ảo ảo thực thực, xem phim kiếm hiệp mà đầu óc nôn nao ^_^

Tự dưng nhớ kiểu bài này của chị H.

Là nghe nhạc gì thấy hợp lý thì post vô đây luôn:

“Có cơn mưa đầu mùa, xa thật xa chốn ấy

Có cô em ngày nào, tóc ngắn ngang vai…

…Bóng dáng người như cơn gió lạ

Mang em về thật gần bên tôi..”

Tà Xùa – trải nghiệm vã mồ hôi hột :D

Vậy là mình tiếp tục series nui léo. Lần này tăng độ khó một chút với đỉnh Tà Xùa. So sánh qua thì mình

_ Mình đã chuẩn bị tốt hơn, tập thể dục và có sức bền tốt hơn.

_ Vẫn là chuẩn bị, vì chuẩn bị rất dài về sức, nên đồ đạc mình xem nhẹ hơn nên quên mất cái “mũ yêu quý” của mình, kết quả là nắng vỡ đầu, đau đầu sau khi leo Sống khủng long nắng chói về!

_ Vì độ cao thấp hơn, nên mình gần như không gặp tình trạng đuối sức và đuối oxi như Fanxipan.

_Nhiệt độ lúc mình leo luôn <10 độ, thậm chí là ❤ độ, tuy nhiên nếu đăng kí ngủ lán thì đã có chăn rất ấm, nên không phải mang quá nhiều áo đâu.

Tắm nước nóng tuyệt thực sự!

Vậy là Tà Xùa leo từ Trạm Tấu thì sẽ thế nào.

Bạn sẽ bắt đầu từ đầu bản, đường bê tông dốc ngon lành luôn.

Sau đó sẽ leo khoảng 7-8km đường đất với độ dốc vừa phải. Lúc bọn mình leo thì trời vừa tạnh mưa nên cũng đỡ lầy. Nếu trời mưa thì đi đường đất này sẽ vô cùng khó khăn.

Leo xen qua các tầng mây, lúc nóng, lúc lạnh, lúc nắng lúc sương mù đủ kiểu thời tiết

Ở gần cuối chặng là các điểm checkin khá đẹp, ngay khúc này đã ở ngang tầm mây và có thể thấy biển mây rất đẹp rồi nhé. Các điểm bạn có thể thấy sẽ là mỏm đá đầu rùa, cây cô đơn (khá mạo hiểm đó) và các view ra biển mây rất đẹp.

Biển mây, nhiều biển quả không biết đặt tên là gì nữa

Chặng 2 bắt đầu ngay sau lán 1, leo qua sương khủng long. Nhìn thì cũng bình thương thôi, nhưng nó là leo trên đỉnh 3 đỉnh tương đương của 3 con khủng long =)) Nó sẽ ngốn đâu đó 1h- 1h30 phút và một xô mồ hôi! Ở đây đã là trên tầng mây rồi, nếu thích bạn có thể vừa đi vừa ngắm 2 vực mây 2 bên nhé 😀 Lúc đi do chưa lường trước được thời gian leo qua đoạn này quá lâu và dài, nắng và tập trung cao độ khiến mình bị đau đầu mãi đến tận hôm sau, có thể do thiếu nước. Mình đã cố gắng khắc phục lúc xuống núi và kết quả là uống đủ nước, bôi kem chống nắng và tập trung leo đã giúp mình đi nhanh hơn rất nhiều. Đây là một chặng mình đánh giá là nguy hiểm. Có một đoàn tầm 8h tối đã bật đèn để xuống đoạn này, quá mạo hiểm! Nếu mình không chuẩn bị thì mình sẽ sống chết ngủ đêm lại ở lán trên thay vì đi qua đoạn này buổi tối 😀 Nghĩ đến cảnh vừa soi đèn 2 bên lần mò từng bước và chỉ cần 1 bước là khuất núi – lạnh cả người!

Qua 3 cái sống khủng long này, mục tiêu là đỉnh 3 bên trái xa xa nha! À bạn áo Xanh trong ảnh tên là Giang =))) nếu có nhìn thấy thì bạn là đọng lực để anh Đông nhà mình leo núi như tên bắn đó 😀

Sau chặng 2 là một đoạn ngắn đi đường rừng cực kì mát mẻ, như vào điều hòa trung tâm thương mại là đến lán 2 (lán trên). Lịch trình của mình gần 3 ngày tròn nên thời gian quá là thoải mái, không bị ép mệt như một số đoàn. Lên lán 2 là tầm 3h30.

Ngày thứ nhóm chinh phục xong đỉnh, rồi cứ băng băng về nhà thôi :D. Đoạn cuối chúng ta sẽ đi đường rừng, tham quan các khu cổ thụ, mình thích nhất đi trên những bộ rễ cây mọc dầy thành đường đi luôn. Về đến trạm tấu tắm suối nước nóng cứ gọi là thung thướng hết cả các cơ quan đoàn thể. Suối Lan Chi – Tùng Loan- Tùng Chua ngay trung tâm trạm tấu nha, vé có 40k thay vì lúc đi vào bể kia 120k lận :D. Đối diện chỗ khách sạn Heaven có hàng thịt chó nhưng bán cơm cũng ngon, ổn về giá so với những bữa ăn khác 😀

Những điều mình rút ra ở Yên Bái – Tà Xùa:

_ Đậu Yên Bái rất thơm, không chua, mình hỏi 1 bạn Yên Bái ở chỗ làm bảo đậu hũ làm khác gì ở HN thì bạn ý bảo cũng làm bình thường, úi trời mà sốt cà chua hay thả lẩu đều ngon hết nấc.

_ Porter khá thân thiện, và có ý thức bảo vệ môi trường.

_ Giá cả tính hơi buồn cười, có thể coi là mắc (giá xe, taxi, đồ ăn…)

_ Cách tính quãng đường ở đây có vấn đề, đi 100m tới hàng phở mà cảm giác phải đi cả km. Đi 15 phút tới đỉnh mà 3 lần 15 phút vẫn chưa tới đỉnh, hay do tâm lý nhỉ!?, đi 1km tới suối khoáng mà thành ra phải vài km trekking quá =))

_ Tà Xùa rất đẹp!

Đá con rùa này giống thật đó!
Không sóng điện thoại, không điện, chỉ có bếp lửa, câu chuyện và những con người… cay mắt vì khói
Cơm lán thì gì cũng ngon, mà nước luộn trên này có vị như thịt nướng + muối khoáng vậy! Còn nước uống thường thì lạnh ối dồi ôi luôn, mà không uống thì lấy gì uống =)))
Rêu tà xùa cũng to đùng, cũng phải là rêu cổ thụ cơ
Cái cây chơ vơ giữa biển mây, nhìn sợ quá các ông porter ạ 😀
Cậu em luyện được thần công đi ngược đổ dốc cực nhanh nhé! Phục luôn. Mà đi 80% đường mình mới biết trước giờ mình buộc sai cách cái giầy leo núi. Thảm nào đi đau chân tím tái vậy. buộc đúng là unlock luôn chạy ầm ầm 😀

Through the Olive Trees – Abbas Kiarostami – 1994 Phim Iran – xem tại Tổ chim xanh

Bộ phim vô cùng đáng yêu này của Kiarostami đã khiến mình vô cùng bất ngờ. Bất nhờ bởi cách dựng phim, bất ngờ bởi cách những nhân vật vào vai và cả những shoot phim đầy mầu sắc.

Bộ phim này có tiết tấu rất nhẹ nhàng. Cốt truyện cũng rất đơn giản: hành trình “cưa cẩm” của anh chàng Hossein, một chàng trai phụ hồ xây dựng với Tahereh một cô gái trẻ mất cả cha mẹ trong cuộc động đất. Thú vị thay là câu chuyện lại dựa trên bối cảnh một bộ phim khác ( đây là trilogy, tuy nhiên giống mình, bạn có thể xem phim này một cách độc lập) và 2 nhân vật này có vẻ cũng là nhân vật chính của bộ phim. Nếu chia nhỏ ra trong 2 giờ phim thì các phần có vẻ khá rời rạc và khó hiểu. Tuy nhiên khi có thời gian ngẫm lại thì mình thấy tính liên kết phim rất cao, xây dựng tuyến nhân vật rất chỉn chu và cái hay là dù chưa hiểu, mình vẫn bị cuốn theo bộ phim.

Diễn đi diễn lại quài, mà anh Hossein này Pro lắm, thoại rất thuộc, rót nước cũng nhanh, trừ khi anh cần câu giờ 😀

Mình bị cuốn bởi ma thuật của Abbas Kiarostami. Bằng một cách nào đó, trí óc của mình luôn lần theo từng nhịp chậm rãi của phim để chúng tìm cách thỏa mãn: đoán xem rồi mọi thử sẽ xảy ra thế nào ở thước phim tiếp theo. Kiarostami đã đưa vào những khối, những nét dẫn vô cùng kinh điển, để rồi nó vỡ òa trong đại cảnh cuối cùng của bộ phim. Chàng trai đã phá vỡ những đường nét đó, dưới những rặng ô liu, phải chăng để tìm ra một con đường mới. Ở cảnh cuối này, phim liên tục sử dụng những cú tracking từ gần đến xa vô cùng ảo diệu. Tôi thực sự không thể thốt lên lời ở cách mà phim đặt những rặng ô liu, không biết quay phim đã đứng ở vị trí thế nào, dùng tiêu cự gì..

Hành trình xây dựng các tuyến nhân vật của Kiarostami cho thấy ông cũng là một người rất kiên nhẫn. Ông xây dựng lần lượt “ông đạo diễn”, rồi “bà trợ lý” mới lần lượt dẫn tới Tahereh ( sau buổi thảo luận mình mới được nhắc là Tahereh là cô gái xuất hiện ở ngay đầu phim, là một cô gái trẻ rất nhiệt tình) Tahereh hiện lên là một cô gái mới lớn, có đôi chút nổi loạn cá tính. Dù mất cha mẹ do trận động đất và phải sống với bà nhưng cô sẽ không dễ dàng nhận lời cuẩ bất kì người đàn ông nào như Hossein. Có vẻ cô cũng có quan điểm, tính toán riêng, dù đôi lúc, cũng lung lay dữ dội trước cái thứ chân thành vô hại của chàng thanh niên kia. Hossein đơn giản là được xây dựng sau cùng, tuy nhiên cũng giống Tahereh, anh cũng mong ước những điều tốt đẹp nhất và hướng tới tương lại.

Cái cách mà Hossein thuyết phục ông đạo diễn: “Nếu người có nhà lấy người có nhà, người không biết chữ lấy người không biết chữ – thì xã hội sẽ chẳng thay đổi gì!” thực sự vô cùng thuyết phục. Thật bất ngờ từ một chàng trai không biết chữ, không có nhà. Nhưng anh quyết tâm bỏ làm những thứ như phụ hồ để xứng đáng với Tahereh đấy ( rồi lại vô tình nói rằng trong bối cảnh động đất, thì nghề xây dựng lại là nghề “kiếm” hơn cả bác sĩ, kỹ sư…) Anh quyết tâm đến mức khi bị dừng xe bởi 1 công trường, anh bị trêu đã chối lặng về công việc của mình đến mức mà bà trợ lý bực quá nên cố tình “nói kháy”.

Những đoạn thuật lại “cảnh phim trắc trở” với những cảnh hỏng lặp đi lặp lại là một ý đồ vô cùng chuẩn xác của phim, để xây dựng những câu chuyện, hợp lý nó.

Quả leo dốc thú vị thật. Đến đoạn này thực sự đã không biết Hossein sẽ làm gì rồi, để cô gái đi xa quá
Vậy là anh bỏ cả phích nước để chạy theo cô, lúc vể không biết anh có cầm theo phích nước và quay lại không nữa 😀

Cách thể hiện phim ban đầu mình thấy có nét rất giống người phương Đông, nhưng sau lại thấy rất giống phương Tây. Và tất nhiên đây là Iran, trung tâm của con đường Tơ Lụa, nơi văn hóa vừa giao thoa, vừa có quá nhiều các nét độc đáo được thể hiện trên phim.

Một lần nữa cảm ơn Tổ chim xanh đã tổ chức buổi chiếu phim này!

Chúc mừng năm mới, các bạn của tôi!

Thời gian trôi đi thật tuyệt vời!

Mới những tháng gần đây thôi, tôi đã mường tượng ra (theo cách của tôi) cách mà một bộ phim được sinh ra.

Mới vài tuần gần đây, tôi đã mường tượng ra (theo cách của tôi) cách một quyển tiểu thuyết được chấp bút.

Hôm nay, đâu đó tôi nghĩ được (theo cách của tôi) cách một giai điệu bắt đầu một bài hát !

Đây thực sự là một món quà.

Chúc mừng năm mới – bạn và tôi!

Trái tim người Hà Nội đáng yêu mà nhỉ – nhà hát kịch Hà Nội

Hai anh chị này có đạp xích lô thôi mà tui cay cái con mắt
2 anh chị trẻ mà đáng yêu ghê, các bác nói lắp và lập cập làm mình nhớ đến bác Dung hàng xóm xưa. Bác bị chứng teo cơ – hình như khá phổ biến thời xưa (nhiều dị tật) Ngõ nhỏ phố nhỏ, nghe đâu bác vẫn còn sống (bác phải cỡ 80 rồi ấy chứ)
Vở kịch dùng khá nhiều Montage hoặc giả montage, đôi lúc hơi khó xuyên suốt thời gian chút, những cũng trôi nhè nhẹ. Bi kịch nhưng không quá đau buồn.

Sau khi xem xong vở này, mình đã thực sự “confused” về nhà hát kịch Việt Nam và nhà hát kịch Hà Nội. Té ra mình chưa đi nhà hát kịch Việt Nam bao giờ @_@. Rạp Công nhân của nhà hát kịch Hà Nội có vẻ gần gũi hơn. Nhưng việc tiếp cận các vở kịch tới công chúng mình nghĩ vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Sự thật có lẽ đau đầu và rõ ràng: các nghệ sĩ nghèo nếu chỉ bám vào kịch (chưa kể các bộ môn chèo, tuồng, múa rối, xiếc… còn kén người coi nữa ) Đam mê và cơm áo gạo tiền, gần mà xa vô cùng.

Gặp em nơi Hồ Tây đó

Gặp em nơi cửa ô đó!

Rồi thì anh khác

Em cũng khác

Hồ Tây cũng khác

Nhưng lòng không khác là được?

Hedda Gabler – Nhà hát tuổi trẻ

Tác giả: Henrik Ibsen

Đạo diễn: Tsuyoshi Sugiyama

Thời lượng: 120 phút.

Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ 5- Hà Nội 2022!

Vở kịch này khiến mình thấy rằng Bird Man thật là một bộ phim kì lạ và kì diệu. Sau đó mình lại nhớ đến Lala Land. Tất nhiên không thể không nhắc đến Haji Stojka trong buổi jazz đi vào lòng người phải 6-7 năm trước với bản Minor Swing. Đơn giản với mình nó đều rất tuyệt vời.

Nếu bạn thích nó, có thể xem tìm hiểu thêm về vở này của Nhà Hát tuổi trẻ và ủng hộ nhà hát nếu có cơ hội! Ảnh của mình chỉ lấy bằng điện thoại nên đâu đó sẽ không thoả mãn những con tim khao khát của các bạn đâu!

Mở đổ vở kịch, ánh sáng và cách dựng sân khấu đã thực sự đánh đổ mình!

Hedda Gabler là một tác phẩm kinh điển…và nó mới tồn tại với mình từ hôm nay, qua lời dẫn của các nghệ sĩ nhà hát tuổi trẻ Hà Nội.

Nội dung câu chuyện xoay quanh chính Hedda, “công chúa nhỏ” của một vị tướng trong một hành trình tối sáng. Xoay quanh 7 con người, một không gian cố định và đâu đó là 2 ngày như địa ngục và trần thế.

Nét hiện đại thể hiện vô cùng rõ ràng trong cách đạo diễn và các diễn viên khai thác tác phẩm. Tôi không thể ngờ đây là một tác phẩm cách đây hơn 100 năm – với các giá trị vượt thời gian và tài năng ứng biến thời đại của đội ngũ dựng kịch!

Sân khấu tinh gọn – nhưng không hề đơn giản:

Sân khấu được thiết kế nghiêng, với đồ đạc tối giản và hạn chế tối đa các khoản sắp xếp. Bởi khung cảnh duy nhất chỉ là nhà của Hedda, cô không hề rời nhà mình trong suốt 2 ngày như lý tưởng, như lời thề của cô: “Rằng tôi sẽ không bao giờ rời khỏi toa tầu… dù nó có thể nào đi nữa!”

Sân khấu nghiên với việc làm bằng gỗ rỗng một cách chủ đích như khắc hoạ từng bước chân của các nhân vật. Đó là tiếng bước chân mạnh mẽ, đó là bước chân yếu đuối phụ thuộc, đó là bước chân đau buồn, đó là bước chân điên loạn,… Tiếng bước chân như phá bỏ mọi rào cả của cảm xúc, của ngôn từ.

Việc sắp xếp sâm khấu cũng được làm vô cùng tỉ mỉ, không có ngọn đèn nào lừa chiếu cho có, không có khu vực nào trên sân khấu là thừa. Hết bên trái là cái máy nghiền hoa, là cổng trước. Rồi đến bên phải là lối đi sau vườn. Đau đó tôi còn thấy cả những bậc thang đi lên xuống, là những ban công, là những cánh cửa lớn tới những không gian định hướng được trong đầu mỗi người xem.

Phần đổ bóng cực kì ấn tượng, và quan trọng hơn là không chỉ riêng mình cảm thấy nó ấn tượng, rất dễ gần và hợp thời!

Ánh sáng trong vở kịch của được chăm chút vô cùng tỉ mỉ, ngày đêm được phân biệt vô cùng rõ ràng bởi ánh sáng. Không gian của toà nhà cũng được vẽ lại vô cùng cẩn thận: cách mà những người giúp việc ở trong nhà ngồi, có cái lí do của nó! Và tất nhiên là cả cách mà họ nhìn, họ tương tác với những chủ nhân, tương tác với người Bác! Ánh sáng không hề bỏ qua họ!

Phần đổ bóng đôi cực ấn tượng kia khiến mình phải đưa máy lên bấm ngay 1 tấm. Nhưng nó không thể diễn tả hết. Bởi đó là bóng của 2 con người, vốn vô cùng yêu nhau, yêu đến hận thù và sai trái. Họ đứng song song, bóng của họ nửa giao nhau, nửa rời xa khỏi nhau. Ủa kì vậy trời! Đèn đổ bóng cũng được khéo léo lồng vào những con người đang “tâm”. Nếu họ không để trong lòng, họ thể hiện, họ sẽ sáng rõ và không có bóng.

Micro thu âm cũng là một điểm đặc biệt của vở kịch này. Đâu đó mình đã nghĩ vở không sử dụng micro thoại, cho thấy nội lực và sự chân thật của các diễn viên được cho là yếu tố hàng đầu. Nhờ đó mà chúng ta cũng những cảm xúc rất thực, với âm trường rộng, tách bạch (thực ra thì âm trường của âm nhạc vốn chỉ là thứ giả lập hạng thấp so với môi trường 3D của người thật- giọng thật!) Kết hợp với thời gian timing caption cho người nước ngoài chuẩn, tiếng động rõ ràng đã thực sự khiến tính nghệ thuật của vở kịch đi rất xa. Khi về nhà, xem lại ảnh có vẻ như êkip đã sử dụng một loạt các micro đẳng hướng nhằm tăng cường tính chân thực và thể hiện của ngôn từ. Vì dù sao, đây cũng là một tác phẩm lớn, yêu cầu diễn viên phải tập trung và có sức khoẻ cực tốt!

Và nàng Headda nhẩy ra từ trong phim!

Nàng có mọi: hỉ, nộ, ố, ái. Nàng được ưu ái trong suốt 120 phút, không quá ngắn nhưng thực sự rất khó để miêu tả nội tâm trọn vẹn hơn vở kịch này. Và không chỉ Headda: chồng, gì, người yêu cũ,…tất cả các nhân vật đều được xây dựng có lớp, có lang, có tuyến tính!

Ước mơ được thao túng, thậm chí đến sự sống chết của người khác biến thành một điểm đau buồn cho chính Hedda. Người muốn làm tổn thương người khác nhưng thực ra lại chỉ để bào chữa cho những xung khắc nội tâm – để rồi tự làm đau cho chính mình! Con đường này không hề có một sự kiện cụ thể, nó được tác giả, đạo diễn khéo léo xây nên một cách vững chắc xuyên suốt vở kịch, để cho trí tưởng tượng đủ thời gian để tưởng tượng, để bất ngờ và để gặm nhấm.

Các nghệ sĩ lên chúc mừng các đồng nghiệp, bởi hôm nay thực sự là một ngày thành công!
Điều tuyệt vời là thế hệ trẻ họ hoà nhịp với nghệ thuật vừa nghiêm túc, vừa tinh tế khác hoàn toàn với thời đại của mình. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho văn hoá nước nhà. Các bạn sẽ là tương lai!

Càng ngày mình càng viết sai chính tả nhiều hơn

Đã lâu lắm rồi mình không có thói quen soát từng chữ để kiếm điểm tuyệt đối chính tả.

Liệu nó phản ánh việc thông tin qua mình quá nhanh hay do mình trở nên xem nhẹ việc sử dụng đúng chính tả.

Lý do thứ 2 chắc chỉ là một lý do bao biện mà thôi. Bởi vì thực sự mình là một người khá trau truốt trong ngôn từ…nhưng câu chuyện đó chỉ là ở công việc mà thôi 😁

Thú thật là cả ngày trước khi tham dự thi viết chính tả, mình không bao giờ soát lại từng chữ thế cả, viết thực ra là một niềm vui. Và có vẻ, mình quan tâm tới việc mình đang viết chữ ngày một xấu hơn !_!